Các loại cơn gò tử cung trong thai kỳ

Dựa vào thời điểm xuất hiện và tần suất, cơn gò tử cung được phân làm 3 loại như sau: 
1. Cơn gò sinh lý (Braxton – Hicks)

Ngoài ra, khi mang thai mẹ cần phải tìm hiểu vấn đề này: xét nghiệm double test

Cơn gò sinh lý (còn gọi là cơn gò Braxton - Hicks hay cơn gò tử cung giả) là những cơn gò xuất hiện bất chợt trong ngày, thường ở tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Các cơn gò sinh lý này là cách để cơ thể hay tử cung "tập luyện” cho việc sinh nở. Cơn gò tử cung giả có thể xuất hiện khi bà bầu mệt mỏi, mất nước hay đi đứng quá nhiều.

Dấu hiệu nhận biết cơn gò tử cung giả bao gồm: 

con go tu cung la gi, khi nao nguy hiem? - 3

- Không xuất hiện thường xuyên, nhiều nhất có thể diễn ra 1 – 2 lần/giờ hoặc vài lần/ngày.

- Sẽ dừng lại nếu tư thế thay đổi.

- Không kéo dài, thường sẽ ít hơn 1 phút.

- Không có tần suất cố định, không theo chu kỳ. 

- Không tăng cường độ theo thời gian. 

Khi xuất hiện cơn gò sinh lý, mẹ không cần quá lo lắng. Ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi, thư giãn sẽ làm cơn gò sớm biến mất.

2. Cơn gò tử cung sớm 

Cơn gò tử cung sớm thường xảy ra trước tuần 37 của thai kỳ và đây có thể là dấu hiệu sinh non ở bà bầu. Các cơn gò thường xuất hiện đều đặn theo chu kỳ. Cứ 10 đến 12 phút lại xuất hiện một cơn gò, không giảm dần ngay cả khi mẹ bầu thay đổi vị trí hoặc tư thế. 

Ngoài ra, khi mang thai mẹ cần phải tìm hiểu vấn đề này: hội chứng down

Cùng với căng cứng bụng, bà bầu khi có cơn gò tử cung sớm có thể cảm thấy đau bụng âm ỉ, áp lực ở khung chậu và co thắt. 

Khi xuất hiện cơn gò tử cung sớm, đặc biệt là đi kèm các dấu hiệu sinh non khác như ra máu, rỉ ối, bà bầu cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Có thể bị sảy thai, vỡ ối sớm khi chọc ối phát hiện dị tật thai nhi

Thời điểm làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Nguyên nhân dẫn tới dị ứng tinh trùng